Làng Nghề Truyền Thống Rượu Bàu Đá Cù Lâm – Bình Định
Việt Nam là đất nước nổi tiếng về rượu. Trong đó, không thể không nhắc đến rượu bàu đá được làng nghề truyền thống Cù Lâm – Bình Định sản xuất, bởi được xem là tửu quốc và mang hương vị thơm ngon đặc trưng. Đồng thời, tốt cho sức khỏe và không khiến người dùng cảm thấy đau đầu nếu uống đúng cách và không lạm dụng.
Giới thiệu làng nghề truyền thống rượu bàu đá Cù Lâm – Bình Định
Rượu bàu đá là loại rượu có nồng độ cao và thơm ngon đặc trưng. Thường được dùng để bồi bổ sức khỏe hoặc ngâm dược liệu (nấm linh chi, nhân sâm, chuối hột, nấm ngọc cẩu,…) để điều trị bệnh. Hiện tại, làng nghề truyền thống Cù Lâm – Bình Định là nơi duy nhất sản xuất rượu bàu đá đạt chuẩn và giữ đúng hương vị từ ngàn xưa, được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn mỗi khi có nhu cầu.
1. Vị trí địa lí
Bình Định nổi tiếng là vùng đất có nhiều làng nghề rượu truyền thống ngon. Nếu đi dọc theo hai bên bờ sông Kôn theo hướng thượng nguồn xuôi đến miền hạ, bạn có thể đến được làng Vĩnh Phúc, Phú Lạc, Vĩnh Cửu, An Vinh, Tiên Thuận, Vĩnh Lộc, Đồng Hào, Phú Mỹ, Phú Lục,….
Tuy nhiên, lâu đời nhất vẫn phải kể đến làng nghề truyền thống rượu bàu đá Cù Lâm – thuộc xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Trước kia, nơi đây có một cái bàu (hồ, ao) rộng tầm 3000 mét với rất nhiều đá nên được đặt tên là Bàu Đá. Hiện tại, đang gìn giữ và phát triển nghề sản xuất rượu truyền thống. Song song đó là kết hợp làm về du lịch.
2. Lịch sử làng nghề truyền thống rượu bàu đá Cù Lâm – Bình Định
Không có tài liệu ghi chép lại, cũng không ai nhớ rõ làng nghề truyền thống rượu bàu đá Cù Lâm – Bình Định hình thành từ thời điểm nào. Chỉ biết rằng, từ thời của nghĩa quân Tây Sơn thì người dân trong làng đã bắt đầu lấy nước của Bàu Đá để nấu rượu. Theo thời gian, dần trở thành làng nghề truyền thống làm rượu và nổi tiếng khắp Việt Nam.
Mặt khác, người dân trong làng cũng thường kể rất nhiều câu chuyện liên quan đến rượu bàu đá. Tiêu biểu như có một người làm nghề nấu rượu với tên gọi Hương Liễu – quê ở đất Tây Sơn và thừa hưởng công thức làm rượu truyền thống từ thời của vua Quang Trung đã phiêu bạt về làng Cù Lâm – Bình Định.
Sau khi phiêu bạt về làng Cù Lâm – Bình Định, Hương Liễu đã dùng nước của Bàu Đá để nấu rượu. Kết quả rất bất ngờ khi rượu vừa thơm ngon đặc biệt và vừa có hương vị đặc trưng không nhầm lẫn, chỉ cần một lần thưởng thức qua sẽ nhớ mãi không quên, cũng như không thể tìm thấy tại những nơi khác. Kể từ đó, ông đã quyết định truyền lại công thức và bí quyết cho người dân trong làng và lâu dần, hình thành nên nghề truyền thống.
Làng nghề truyền thống sau khi hình thành đã phát triển rất nhanh chóng. Đồng thời, rượu bàu đá trong làng được sử dụng làm vật phẩm tiến vua trong thời đó nên ngày càng có tiếng tăm, được nhiều người, nhiều tỉnh/thành phố khác biết đến.
Rượu bàu đá hiện là một trong những đặc sản nổi bật nhất của tỉnh Bình Định. Thường được người dân địa phương hoặc khách du lịch lựa chọn mua để uống, trưng bày trong nhà hoặc làm quà tặng đối tác, bạn bè, đồng nghiệp, người thân, khách hàng, cấp trên.
Ngày nay, làng nghề truyền thống Cù Lâm – Bình Định đã không còn phát triển theo dạng tập trung, cũng như không còn được thịnh vượng như ngày trước. Tuy nhiên, người dân trong làng luôn cố gắng và nỗ lực giữ lửa và duy trì nghề để không chỉ trong nước mà bạn bè quốc tế có cơ hội được thưởng thức thức uống thơm ngon đặc trưng của “miền đất võ” và bảo tồn được thương hiệu rượu bàu đá của quê nhà.
Quy tình làm rượu bàu đá của làng nghề truyền thống Cù Lâm – Bình Định
Như đã đề cập, rượu bàu đá ngon và có mùi thơm rất đặc trưng. Mỗi ngày, chỉ cần uống từ 1 đến 2 ly nhỏ, bản thân sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái, hỗ trợ điều trị chứng nhức mỏi và đau lưng hiệu quả, giúp cơ thể cường tráng và khỏe mạnh, tốt đối với hệ tiêu hóa. Đồng thời, khi uống sẽ không có cảm giác đau nhức đầu dù nồng độ cồn cao (khoảng 50 – 54 độ).
Rượu bàu đá rất được yêu thích và được mua để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Nhưng ít ai biết rằng, để làm ra được rượu đạt chuẩn, làng nghề truyền thống Cù Lâm – Bình Định đã phải xây dựng một quy trình đúng và người dân khi thực hiện phải tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng công thức để đảm bảo thành phẩm đạt được không chỉ giữ đúng hương vị mà còn phải an toàn, chất lượng.
1. Chuẩn bị nguyên liệu
Khác với những loại rượu thông thường, chuẩn bị nguyên liệu để làm rượu bàu đá tại làng nghề truyền thống Cù Lâm – Bình Định đòi hỏi sự tỉ mỉ và công phu từ bàn tay chịu thương và chịu khó của người dân, cũng như thấy được sự tâm huyết mà họ đã đặt vào trong những mẻ rượu.
Thông thường, nguyên liệu sẽ được tuyển chọn từ các loại nông sản ở quê nhà như đậu xanh, gạo nếp,…. Tiếp đến là những loại men rượu – men bánh thủ công (không sử dụng men bột của Trung Quốc), công thức gia truyền (thời gian nấu, tỉ lệ lên men, tỉ lệ lên cơm,…), kỹ thuật thực hiện (trộn nước, ủ khô, nấu bằng nồi đồng và không nấu bằng nồi nhôm, cất rượu bằng những ống tre, nắp đậy được làm bằng đất nung,…).
Đặc biệt, nguồn nước sử dụng để nấu rượu bàu đá không được lấy từ giếng bê tông và xi măng, mà phải được lấy từ giếng đá ong, giếng đất nung của giếng nước ngầm. Mục đích là giúp cho rượu sau khi ra thành phẩm không nhiễm các tạp chất và đảm bảo được độ tinh khiết theo đúng yêu cầu.
2. Quy trình làm rượu bàu đá
Quy trình làm rượu bàu đá tại làng nghề truyền thống Cù Lâm – Bình Định sẽ tuân thủ theo từng bước một. Đầu tiên, cho gạo, nếp hoặc đậu xanh (tùy loại rượu) vào nồi nấu để nấu chín thành cơm theo yêu cầu nở xốp và đều hạt, tuyệt đối không để khô hoặc nhão rồi đem đi phơi nắng và để nguội.
Tiếp theo, người dân làng nghề Cù Lâm – Bình Định sẽ tiến hãnh giã những bánh men rượu nhuyễn rồi ray mịn để rải đều trên bề mặt của lớp cơm gạo đã được làm nguội trước đó và trộn đều lên. Sau đó, cho tất cả vào bên trong lò gốm và đậy kín bên trên bằng lá chuối để ủ khô liên tiếp 3 ngày 3 đêm rồi lấy nước từ giếng có mạch gầm của Bàu Đá cho vào ủ tiếp 2 ngày 2 đem hoặc nhiều hơn (tùy thuộc vào thời tiết).
Cuối cùng, đem nấu hỗn hợp trong khoảng 6 tiếng để lấy được những giọt rượu tinh khiết nhất, rồi cho vào những lọ gốm tinh tế để tính thẩm mỹ được tăng lên. Trong quá trình này, quan trọng là kĩ thuật đun lửa, bởi quyết định không nhỏ đến chất lượng của rượu. Cụ thể là phải đun lửa nhỏ liên tục để nồi hèm cơm rượu có thể sôi lăn tăn và nhẹ nhẹ, làm cho hơi rượu tỏa ra đều và không bị khê. Đây là điều không đơn giản và không dễ dàng nhưng nếu là một người giàu kinh nghiệm thì hoàn toàn có thể kiểm soát tốt thông qua tiếng nhỏ giọt của rượu.
Có thể nói, làng nghề truyền thống rượu bàu đá Cù Lâm – Bình Định đã đem đến cho quê nhà một loại đặc sản đặc biệt và góp phần không nhỏ trong việc phát triển du lịch của “xứ Nẫu”. Nếu có dịp đến “miền đất võ” công tác hoặc du lịch, bạn có thể dành thời gian đến tìm hiểu và khám phá để cảm nhận sâu sắc và rõ ràng hơn về “tinh hoa” mà nơi đây đã cố gắng và nỗ lực xây dựng, gìn giữ và phát triển.
BÀI VIẾT CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!