Rượu Bầu Đá Đậu Xanh – Đặc Sản Thượng Hạng Của Xứ Nẫu
Rượu bầu đá đậu xanh là một trong những đặc sản trứ danh xứ Nẫu cực kỳ được cánh mày râu ưa chuộng. Hương vị của thứ quốc tửu này vừa mang đậm sự tinh hoa của rượu bàu đá truyền thống, vừa có vị thơm của đậu xanh tạo nên một nét hòa quyện hoàn hảo khiến các chị em phụ nữ cũng phải say mê.
Rượu bầu đá đậu xanh – tinh hoa xứ Nẫu
Ai đến với Bình Định mà chưa thưởng thức qua rượu bầu đá thì thực sự là một thiếu sót rất lớn. Rượu bầu đá Bình Định được coi là “thiên hạ đệ nhất danh tửu” bởi hương vị cực kỳ độc đáo và quyến rũ không thể chối từ. Đặc biệt chỉ khi rượu bầu đá được lấy từ nguồn nước ngầm tại làng Bầu đá thuộc thôn Cù Lâm, Xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định mới có thể đạt được hương vị chuẩn nhất, do đó không nơi đây có thể bắt chước loại rượu này, kể cả khi có công thức đúng.
Trải qua một thời gian dài nghiên cứu và tìm tòi, rượu bầu đá đậu xanh là một sản phẩm mới chỉ xuất hiện trong vài năm gần đây với nền tảng từ rượu bầu đá cổ truyền từ gạo hay nếp. Đây là một loại rượu cực kỳ thượng hạng bởi vừa mang được linh hồn của rượu bầu đá truyền thống lại vừa vương vấn hương vị đậu xanh thơm bùi. Bởi thế không chỉ phái mày râu mà các chị em cũng cực kỳ yêu thích hương vị này.
Công thức chính nấu rượu bàu đá đậu xanh thường là 6 phần đậu xanh kết hợp với 4 phần nếp. Đặc biệt quan trọng nhất vẫn chính là quy trình nấu, cách canh lửa và việc lựa chọn nguyên liệu để tạo nên linh hồn cho từng giọt rượu. Hiện nay làng nghề bàu đâ có khoảng 33 hộ nấu rượu bầu đá lâu năm, trong đó lò rượu bầu đá cô Năm Phượng chính là một trong những người đầu tiên nghiên cứu và nấu thành công được rượu bàu đá đậu xanh khó tính được chính sở văn hóa tỉnh Bình Định công nhận.
Cách nấu rượu bàu đá đậu xanh Bình Định
Để có được những ly rượu thơm ngon đến giọt cuối cùng cần phải trải qua rất nhiều quy trình đòi hỏi sự công phu và tỉ mỉ. Người nấu rượu thực sự là một nghệ nhân bởi họ cần phải đảm bảo mọi yếu tố từ lựa chọn nguồn nguyên liệu, canh được độ lửa, lắng nghe được tiếng rượu để biết đã đạt được nồng độ phù hợp hay chưa. Nấu rượu bầu đá truyền thống vốn đã rất khó nhưng khi được kết hợp thêm đậu xanh thì càng khó hơn, bởi thế chỉ có những người có nhiều kinh nghiệm lâu năm mới có thể đảm bảo được hương vị đạt chuẩn của hương vị này.
Về cơ bản, công thức chung của rượu bàu đá đậu xanh là 4 phần nếp và 6 phần đậu xanh. Mục đích của việc kết hợp thêm gạo nếp chính là lấy nước và tạo độ dẻo. Đồng thời khi nấu đậu xanh sẽ dễ bị cháy nên nếp sẽ làm át được mùi cháy này, hạn chế được việc hỏng mẻ rượu. Nếp cũng góp phần giúp rượu lên men dễ dàng hơn. Một điều khó khi nấu loại rượu này chính là canh cho đậu xanh vừa chớm khê. Chớm khê là vừa ở mức chín quá một chút nhưng không được khê nồng nhưng cũng không được chín non quá. Chính bởi thế nếu chưa thực sự đủ hiểu và rành về cách nấu thì rất khó để đạt được hương vị thơm ngon.
Bên cạnh đó rượu bầu đá đậu xanh vẫn sẽ dùng các loại men thủ công như thủ công như men Bình Hòa, Bả Cảnh, Đập Đá nhưng sẽ dùng loại men viên chứ không nghiền mịn như khi nấu rượu bầu đá gạo hay nếp. Điều này cũng góp phần tạo nên hương vị độc đáo riêng cho loại “quốc tửu” này.
Ngoài ra thời gian nấu rượu bàu đá đậu xanh cũng lâu hơn so với các loại bầu đá truyền thống. Thường thời gian nấu rượu bầu đá từ gạo hay nếp sẽ là khoảng 6 ngày còn khi nấu với đậu xanh bạn sẽ cần mất 7 ngày 6 ngày ủ lên men cùng với 1 ngày nấu. Chính bởi vậy rượu bàu đá đậu xanh có hương vị say nồng nhưng dư vị lại khó ngọt thanh, không bị say nặng, cũng không gây đau đầu khó chịu như các loại rượu đế khác.
Cuối cùng và cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên thương hiệu của làng nghề bàu đá chính là nguồn nước ngầm quý giá từ sông Kôn. Thiếu mất đi yếu tố này thì không thể gọi là rượu bàu đá cho dù làm đúng công thức đến đâu. Hiện nay nguồn nước tại đây đã được chú trọng về cách lấy hơn để nâng cao chất lượng nước, nhờ đó hương vị cũng tinh tế hơn rất nhiều.
Theo đó, quy trình nấu rượu bầu đá thủ công cơ bản như sau
- Nếu gạo nếp và đậu xanh theo công thứ 4: 6. Gạo nếp nấu chín đem trộn cùng đậu xanh chớm khê, đem để ngoài nia cho khô
- Trộn cơm nếp và đậu xanh đã nguội cùng với men viên, sau đó đem ủ khô trong 3 ngày
- Cho thêm nước nguồn sông Kôn vào ủ tiếp trong 4 ngày trong vại sành được lót lá chuối bên trên
- Khi ủ được 7 ngày thì đem đi nấu trong 6 – 7 tiếng tùy mùa
- Người nấu sẽ điều chỉnh độ lửa và canh độ rượu thông qua việc nghe tiếng nhỏ xuống của từng giọt rượu vào vại chứa, đây cũng là điều chỉ có những người nấu lâu năm mới có thể hiểu được hết
- Thường vào mùa hè, dòng nước nguồn mát mẻ trong vắt cho thể cho thành quả từ 4 – 4,5 lít rượu nhưng vào mùa nóng có thể cho ít hơn, chỉ khoảng xấp xỉ 4 lít rượu
Nói chung để nấu lên được một mẻ rượu bầu đá đậu xanh chưa bao giờ là một điều dễ dàng, đôi khi chính những người nhà nghề, nấu rượu bầu đá lâu năm cũng không thể tránh khỏi những sai sót. Nếu có cơ hội đến đây bạn cũng có thể xin xem quy trình nấu để tận hưởng được mùi hương khi nấu rượu cũng cực kỳ ấn tượng.
Thưởng thức rượu bầu đá đậu xanh cũng là một nghệ thuật
Điều tạo nên thương hiệu cho rượu bầu đá và được xếp vào loại thượng hạng, thường được dâng cho vua chúa khi xưa chính là cách mà bạn thưởng rượu. Rượu ngon nhưng không biết cách uống thì không thể nào cảm nhận được hết từng tầng dư vị của nó. Bởi thế mà người sành rượu đôi khi cũng có thể trở thành một nghệ sĩ.
Uống rượu bầu đá đúng cách thì bạn nên dùng bình hoặc ấm sứ, những loại có vòi hay phần cổ cao. Khi rót rượu một tay đưa bình lên cao, một tay cầm ly dưới thấp. Nghiêng bình rượu để dòng nước chảy thẳng vào ly và lắng nghe, bạn sẽ cảm nhận được âm thanh như một dòng nước thành thót. Bề mặt rượu trên ly sủi bọt kèm theo tỏa ra một mùi hương nồng nàn mê đắm khiến bạn muốn nâng ly thưởng thức ngay.
Một điều chú ý là bên cạnh hương vị đậu xanh đặc trưng thì loại rượu bầu đá này thường có bọt khí lâu hơn, ngoài ra nồng độ cồn cũng cao hơn, thậm chí có thể lên tới 60 độ. Thưởng thức ngụm đầu tiên bạn có cảm thấy một chút nóng nhẹ đi từ cổ họng xuống dạ dày nhưng sẽ nhanh chóng thoáng qua và được thay thế bằng một chút ngọt bùi phảng phất hương đậu xanh. Từ đó các giác quan đồng loạt được kích thích tạo ra cảm giác lâng lâng rất khó tả.
Mặc dù có nồng độ khá cao nhưng do có nguồn gốc từ đậu xanh và nếp nên bạn sẽ không cảm thấy quá khó chịu hay bỏng rát khi uống. Ngược lại cho dù có say nhưng sau khi tỉnh dậy bạn sẽ thấy đầu óc hoàn toàn tỉnh táo, cơ thể ngược lại còn thấy sảng khoái khỏe khoắn hơn trước rất nhiều.
Ngoài ra khi uống rượu đế người thường có thói quen nhâm nhi, một ly rượu rót ra nhưng vẫn phải nói dăm ba câu mới có thể uống hết. Tuy nhiên với rượu bầu đá, đặc biệt là loại bầu đá đậu xanh nên uống hết ngay khi vừa rót ra khỏi bình. Bởi nếu để lâu hương vị rượu cũng giảm bớt phần nào đồng thời chất rượu cũng hơi đục lại, không được trong như trước. Điều này sẽ làm giảm dư vị chuẩn của rượu.
Với hương vị riêng biệt, quy trình chế biến công phu, rượu bầu đá đậu xanh xứng đáng là một trong những quốc tửu của Việt Nam. Với mức giá cũng không quá cao, bạn hoàn toàn có thể tìm mua loại rượu này tại các nhà phân phối chính hãng để làm quà tặng cho gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp khi có cơ hội đặt chân đến xứ Nẫu Bình Định.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!