Rượu Bầu Đá Của Tỉnh Nào? Nguồn Gốc Loại Rượu Nổi Tiếng

Rượu Bầu Đá của tỉnh nào, có nguồn gốc ra sao là thắc mắc của rất nhiều người khi được nếm thử loại rượu thượng hạng này. Có rất nhiều truyền thuyết xoay quanh sự ra đời của rượu bàu đá nhưng tất cả đều tập trung về sự xuất hiện của thứ “quốc tửu” này tại thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định ngày nay.

Rượu Bầu Đá của tỉnh nào?

Nhà thơ Nguyễn Duy sau khi đi đến rất nhiều nơi, nếm thử biết bao loại rượu ở khắp mọi vùng miền đã nhận định rằng “đi khắp thiên hạ rồi chưa thấy loại rượu nào sủi tăm nhiều và vị ngon như rượu Bàu Đá ’’. Cái hay của rượu bàu đá là được làm từ những nguyên liệu rất đỗi quen thuộc, có giá rất rẻ nhưng về phần hương vị lại luôn được xếp vào hàng thượng hạng, là “đệ nhất danh tửu” trong các loại rượu đế ở Việt Nam.

Rượu Bầu Đá của tỉnh nào
Rượu Bầu Đá là đặc sản trứ danh của xứ Nẫu Bình Định

Thật không ngoa khi nói rằng ai đã nếm thử rượu bầu đá chính gốc một lần chắc chắn sẽ quay trở lại uống thêm lần thứ 2, thứ 3 và nhiều lần khác mới thoả mãn được vị giác. Vậy rượu bầu đá của tỉnh nào? Xứ Nẫu Bình Định chính là quê hương của thứ “quốc tửu” vang dang khắp thế giới này. Ngay cả những du khách nước ngoài vốn chỉ mê rượu vang, rượu sâm panh đắt đỏ nhưng khi đã nếm thử rượu bầu đá Bình Định một lần cũng đều không khỏi ngỡ ngàng về hương vị đặc biệt của nó.

Hiện nay tại Bình Định chỉ có duy nhất một địa phương làm nghề nấu rượu bàu đá đó chính là làng nghề tại thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định ngày nay. Có rất nhiều người thắc mắc rượu bầu đá tại tỉnh nào, vì sao chỉ có Bình Định mới có thể sản xuất ra loại rượu này thì chính bởi vì chỉ khi dùng nguồn nước ngầm tại thôn Cù Lâm mới có thể cho ra hương vị chuẩn nhất của bầu đá. Nếu dùng đúng công thức nhưng không dùng nước này để nấu rượu thì sẽ không bao giờ ra được cái vị cay nồng ở đầu nhưng càng uống càng ngọt, lại không hề gây đau đầu.

Mỗi khi đến bất cứ đâu tại Bình Định du khách đều nhất định phải thưởng thức hương vị này bởi bạn có thể tìm thấy rượu bầu đá ở bất cứ đâu, đặc biệt tại các khu du lịch. Tuy nhiên nếu có cơ hội bạn nên tìm đến trực tiếp làng nghề truyền thống rượu Bầu đá Cù Lâm để hiểu rõ hơn về quy trình nấu rượu cũng như đảm bảo mua được rượu chính gốc chuẩn nhất. Đặc biệt ở những lần đầu tiên, nếu chưa thưởng thức rượu lần nào thì càng nên tìm mua rượu chính thống để được thưởng thức những hương vị tuyệt hảo nhất.

Nguồn gốc rượu bầu đá

Bên cạnh tìm hiểu về rượu bầu đá của tỉnh nào thì nguồn gốc xuất xứ của rượu thế nào, do ai sản xuất ra đầu tiên cũng là thắc mắc của rất nhiều. Thực tế có rất nhiều truyền thuyết thú vị xoay quanh sự ra đời của rượu bầu đá Bình Định. Theo đó loại rượu thượng hạng này đã có mặt từ thời Tây Sơn, một số khác thì cho rằng rượu bầu đá đã xuất hiện từ sau năm 1945. Tuy nhiên dù theo truyền thuyết nào nó cũng được bắt đầu tại thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Rượu Bầu Đá của tỉnh nào
Làng nghề rượu Bàu đá tại xóm Tân Long là nơi ra đời của loại rượu này

Truyền thuyết đầu tiên có liên quan đến một người phụ nữ thường được gọi là chị Đấu hay bà Đấu. Chị cũng là người ở xa, gia đình có truyền thống nấu rượu từ thời Quang Trung và khi lấy chồng thì phiêu phạt về xóm Tân Long, thôn Cù Lâm. Khi ấy nơi đây có chung 1 cái giêng để cả xóm ra lấy nước nấu ăn, giặt giũ hằng ngày. Khi về đây chị tiếp tục làm nghề nấu rượu để sinh sống, không ngờ khi dùng nguồn nước giếng tại đây lại đem đến hương vị không đâu sánh bằng. Chị Đấu đã chia sẻ công thức nấu cho cả làng nên được những người dân nơi đây lấy luôn tên chị để đặt tên. Bà Đấu nói lái lại chính là bầu đá.

Truyền thuyết thứ hai lại liên quan đến một người đàn ông tên Hương Lễ. Ông vốn là người Tây Sơn phiêu bạt về thôn Cù Lâm và có nghề nấu rượu theo công thức riêng từ thời Quang Trung. Khi đó tại xóm Tân Long có một cái bàu ( hay áo/ trũng) có rất nhiều đá nhưng đồng thời cũng rất nhiều cá, người dân thường ra đây để bắt cá. Khi Hương Lễ về đây đã sử dụng nước này để nấu rượu và không ngờ lại có hương vị vô cùng hấp dẫn. Tiếng lành đồn xa ngày càng tìm đến đây mua rượu. Ông Hương Lễ sau đó cũng truyền lại nghề cho những người dân trong lành và nơi đây dần trở thành làng nghề. Nhân dân tại đây lấy luôn tên Bàu đá – nơi được lấy nước nấu rượu để làm tên cho loại rượu này.

Bên cạnh đó theo sách sử ghi lại, từ xa xưa dân nhân ta vốn rất thích uống rượu gạo nên hầu như vùng nào cũng có nhà làm nghề nấu rượu. Vùng Tây Sơn Bình Định cũng là một trong những nơi nấu rượu cực kỳ nổi tiếng tuy nhiên lại phải đóng thuế nên thường sinh thêm nghề .. nấu rượu lậu. Những người già ở đây cũng thường kể chuyện về ông Hương Lễ nên truyền thuyết này thường đáng tin hơn. Theo đó trước năm 1945, xóm Tân Long lúc này chỉ có khoảng 20 gia đình, có nghề chính là làm nông, nuôi trâu nuôi gà. May mắn nơi đây có  đồng ruộng thấp trũng lại gần sông Kôn nên cả hai mùa lúa trong năm đều khá tốt tươi, nhân dân có cái ăn cái mặc khá đầy đủ.

Đặc biệt đặc thù xóm Tân Long lúc này là khá hiu quạnh nên những người trong làng thường làm thêm nghề nấu rượu lậu là một xóm quê lẻ loi giữa cánh đồng không mông quạnh heo hút phía đông bắc của thôn Cù Lâm Bắc, hơn nữa sự đồng lòng của các cụ trưởng thượng trong làng và bà con cả xóm vì thế việc nấu rượu …lậu. Lúc này trong xóm có một ông cụ tên Hương Lễ Nghè, tuổi tầm 60, dáng người nhỏ bé, rau tóc bạc phơ nên thường được mọi người gọi ông “Nghè Điếc”. Dù tuổi cao nhưng ông lại có tay nấu rượu cực ngon, có công thức nấu rượu tại vùng An Vinh nên được người dân xóm Tân Long tìm đến nhờ chỉ cách nấu rượu.

Nồi bảy, chậu gốm ngâm nước, ú đựng rượu cất, cần tre thì cụ Hương Lễ đem đến, nhân dân thì xóm vò gốm ủ men, men rượu thì lấy của cụ Thủ Chỉ Miễn. Do nấu lậu nên mỗi tháng nơi đây chỉ chỉ có khoảng 6- 7 vò rượu. Tuy nhiên từ khi dùng nước bàu đá tại xóm Tân Long nấu rượu thì nước rượu trong veo, vị cay nồng nhưng lại rất êm, ngọt hậu, nhấp một miếng là cái ấm nóng chạy toàn bộ cơ thể. Khi đem rượu đi biếu thì tất cả mọi người đều muốn mua lại nhiều lần nữa. Tiếng lành đồn xa, người dân khắp nơi đều đến đây tìm mua rượu, từ đó dần hình làng làng nghề nơi đây.

Rượu Bầu Đá của tỉnh nào
Miếu bàu đá hiện nay vẫn còn được nhân dân tôn Cù Lâm tìm đến thờ cúng thường xuyên

Hiện nay tại thôn Cù Lâm hiện đã có làng nghề truyền thống với khoảng 33 hộ gia đình nấu rượu. Từ nguyên liệu gạo truyền thống, hiện nay những người tại đây đã sáng tạo thêm rượu bầu đá từ gạo nếp, đậu xanh hay bàu đá ngâm cùng các dược liệu. Dù đã trải qua hơn 50 năm nhưng hương vị rượu bầu đá tại đây vẫn giữ trọn vẹn được nét truyền thống và ngày càng được ưa chuộng, vươn tầm ra ngoài thế giới.

Trên đây là một số chia sẻ giúp giải đáp băn khoăn rượu Bầu Đá của tỉnh nào, nguồn gốc xoay quanh loại ” quốc tửu ” này hy vọng đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu có cơ hội ghé thăm xứ Nẫu Bình Định, dù là nam hay nữ bạn cũng nên nếm thử loại rượu này một lần để thưởng thức hương vị mê đắm ngất ngây xứng danh “đệ nhất danh tửu” này.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày đăng 8:45 - 07/09/2021 - Cập nhật lúc:08:48 sáng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *